Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2010

Những công trình khổng lồ dưới lòng đất Sài Gòn

Những công trình khổng lồ dưới lòng đất Sài Gòn
Ít ai biết sâu 17-20m dưới lòng đất Sài Gòn có một công trình khổng lồ thi công cả ngày lẫn đêm. Đó là dự án vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè với các cống thoát nước lớn đến nỗi xe ôtô có thể qua dễ dàng, những mũi khoan đồ sộ đặt 59 giếng khổng lồ dọc bờ kênh.

Dưới lòng đất kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè yên ắng là công trình Vệ sinh môi trường khổng lồ đang thi công. Đây là dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng ngập nước cho TP HCM và cải tạo môi trường.

59 giếng kích ống, mỗi giếng đường kính lên tới gần 10m, đã được đào dọc bờ kênh dài hơn 10 km. Từ các giếng này, ống dẫn được đẩy vào lòng đất, hình thành hệ thống cống ngầm.

Từ dưới đáy giếng nhìn lên cao phải tới gần 20m.

Hệ thống cống ngầm thu nhận nước thải rộng đến 3m, xe hơi có thể chui lọt.

Đơn vị thi công sử dụng các máy khoan dẫn hướng (pilot, hoặc thường được gọi là robot) để đào đất lắp đặt hệ thống ống.

Bộ phận chân kích đồ sộ, dùng để đẩy ống cống vào lòng đất.

Toàn bộ dự án hiện có 4 robot (còn gọi là đầu kích ngầm) trị giá 1 triệu USD mỗi con. Mỗi robot dài 10m và nặng vài chục tấn. Mới đây 2 con đã bị kẹt dưới lòng đất, chủ đầu tư phải bỏ mất một vì không giải cứu được.

Đường hầm lớn nhất Đông Nam Á vượt sông Sài Gòn

Với hình hài một chiếc võng khổng lồ "ôm" trọn lòng sông, hầm Thủ Thiêm dài gần 1.500 m, 6 làn xe, với các đốt dìm cao bằng tòa nhà ba tầng, sẽ trở thành biểu tượng mới của TP HCM trong tương lai.

Hầm chui dưới đáy sông Sài Gòn thuộc dự án đại lộ Đông Tây, là công trình ngầm vượt sông đầu tiên ở Việt Nam, đang trong giai đoạn đúc những đốt dìm cuối cùng.

Phối cảnh hầm Thủ Thiêm tương lai.
Ảnh: Ban quản lý dự án

Theo thiết kế, đường ngầm này bắt đầu chui xuống đất bởi 2 đoạn dẫn ở hai bờ quận 1 và quận 2, với độ nghiêng 4%. Hầm dìm dưới lòng đất bằng 4 đốt ở độ sâu xấp xỉ 14 m so với mặt nước giữa sông Sài Gòn.

Trao đổi với VnExpress, ông Vương Hoàng Thanh, Trưởng Phân ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây cho biết việc đúc 4 đốt hầm dìm đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng tại công trường huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Mỗi đốt dài 93 m, rộng 33 m, cao 9 m (tương đương tòa nhà 3 tầng).

Theo ông Thanh, dự kiến phải mất tới 4-5 tháng nữa để nạo vét lòng sông, sau đó đơn vị thi công mới di chuyển các đốt hầm này tới vị trí sẽ đánh chìm và thực hiện việc lắp đặt.

Cửa hầm theo phối cảnh.
Ảnh:
Ban quản lý dự án

Nhà thiết kế hầm Thủ Thiêm đã đưa ra mục tiêu đảm bảo tuổi thọ 100 năm cho công trình này. Tuy nhiên không ít ý kiến lo ngại về độ bền của hầm trong điều kiện địa chất yếu và có nhiều phức tạp như ở TP HCM.

Do đó, đại diện Ban Quản lý dự án cho biết, để đảm bảo tuổi thọ công trình nằm dưới một dòng sông, chịu áp lực khủng khiếp từ việc xói mòn của nước, các kỹ sư phải dùng bê tông cốt thép, chống thấm, dày hơn 1,2 m và được kiểm tra bởi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, để làm thành hầm.

Để đảm an toàn tuyệt đối, trong hầm sẽ được lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ cho vận hành gồm: hệ thống cấp nước, chiếu sáng; chống cháy; thông gió; hệ thống đo đạc độ ô nhiễm không khí và cả việc đếm xe... Ngoài ra khi xảy ra sự cố, người dân sẽ được thông báo ngay tức thì bằng loa phóng thanh quản lý bởi trung tâm điều khiển.

Ví dụ, khi nồng độ khí ô nhiễm trong hầm tăng lên thì trung tâm điều khiển tự động tăng thêm công suất quạt thông gió; hay trường hợp mật độ xe trong hầm quá đông, trung tâm ngăn bớt lượng xe xuống hầm... Hai bên hầm còn có khoang thoát hiểm rộng 2 m.

Thiết kế bên trong hầm.
Ảnh: Ban quản lý dự án

Theo yêu cầu của UBND TP HCM, đến cuối năm nay, việc dìm các đốt hầm phải hoàn tất. Dự kiến tháng 6/2009 sẽ thông xe kỹ thuật và đầu năm 2010 hầm Thủ Thiêm chính thức được vận hành.

Như vậy, người dân Sài Gòn sẽ lần đầu tiên được lưu thông dưới lòng con sông nổi tiếng nhất Sài Gòn. Tốc độ quy định tối đa 60 km/h, xe máy được phép chạy bình thường nhưng thiết kế độ dốc 4% của hầm sẽ không cho phép người đi bộ, xe đạp và các phương tiện thô sơ khác đi qua.

Tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành, lãnh đạo TP HCM kỳ vọng hầm chui này cùng với dự án đại lộ Đông Tây tạo thành tuyến trục mới, giải tỏa ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các đường chính khác. Hầm Thủ Thiêm đồng thời cũng kết nối trung tâm thành phố với khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đô thị mới tương lai này.



Be smarter than spam. See how smart SpamGuard is at giving junk email the boot with the All-new Yahoo! Mail

Your E-mail and More On-the-Go. Get Windows Live Hotmail Free. Sign up now.





<span class=Animations GRATUITES pour votre messagerie - par IncrediMail! Cliquez ici!" src="https://mail.google.com/mail/?ui=2&ik=a69114594f&view=att&th=127d101d79839939&attid=0.0.1&disp=emb&realattid=0.1.1.1&zw" border="0">




<span class=imstp_animation_butterflies_fr_020908.gif">imstp_animation_butterflies_fr_020908.gif
34K Xem Tải x

Nhà thơ Kiên Giang : HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM

Nhà thơ Kiên Giang : HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM

Nhà thơ Kiên Giang - Hà Huy Hà là người làm thơ tình chân quê Nam bộ hiếm hoi còn sót lại ở thiên niên kỷ thứ ba nầy. Đọc thơ ông là thấy cả tuổi thơ ấu ở miệt vườn, gánh hát cúng đình, ngọn khói đốt đồng, nghe văng vẳng tiếng xe bò lốc cốc…Có lần ngồi quán cóc ông buột miệng đọc bốn câu ca dao :

Lồng đèn treo cột đáy

Nước xoáy lồng đèn xoay

Dĩa nghiêng múc nước sao đầy

Lòng thương người nghĩa ba má rầy cũng thương

Tôi reo lên: "Hay quá ! Sao không thấy in trong sách ?". Ông cười, nói nhỏ : "Bà già tao đọc, ngâm nga ru ngủ hồi nhỏ, riết rồi nhập tâm".
Nhà thơ Kiên Giang sinh ngày 17-2-1929, tên thật là Trương Khương Trinh tại làng Đông Thái, huyện An Biên tỉnh Kiên Giang, cùng quê với nhà văn Sơn Nam. "Vốn liếng về từ ngữ người Kiên Giang rất ít, hàng ngày sống lân la với người Hoa bán tạp hóa và người Khơ-me làm ruộng. Ở đây có thể nói tiếng Việt không phát triển, lại thêm "tiếng lóng" mà người địa phương khác khó chấp nhận. Vốn duy nhất là ca dao được mẹ dạy cho, từ thuở ấu thơ. Vốn quan trọng hơn vẫn là cái tâm, lòng yêu nước, muốn giới thiệu tâm hồn người dân nghèo xóm mình với cả nước, cùng chia sẻ buồn vui (Sơn Nam - Cùng bạn đoc - Lời tựa tập Hoa trắng thôi cài trên áo tím NXB Văn Học 1/1995).
Ông từng tự bạch : "Năm 1943 tôi học trường tư Lê Bá Cang (Sài Gòn). Ăn cơm tháng, ở nhà trọ trên một ốc đảo đường Hàng Sanh (nay là Bạch Đằng) gần chùa Long Vân. Khi thức đêm học bài, tôi thấy và nghe hình tượng nhạc xe bò. Đêm nào đoàn xe bò ấy cũng lăn bánh ngang cửa thảo trang. Một thứ nhạc khô khan và thắm thiết, triền miên mà nức nở ngân vang từ những móng sắt vành xe. Tôi thao thức vì ghiền nghe nhạc xe bò, cố tìm những nét sống đẹp để tô điểm thành thơ. Hình ảnh một chiếc võng giăng dưới dạ xe chở phân rác, bốn móng bò mòn lẵn, chiếc roi tơi tả, ngọn đèn chong leo lét nhất là mái tóc phong trần luôn rối tung chính là những nét sống - trong một nếp sống nghèo mà đẹp - của người mẹ đánh xe bò. Tất cả là thơ và nhạc. Tôi đã ôm ghì được vú sữa của nguồn hứng cảm nhưng chắc hẳn chỉ ghi lại được một vài góc cạnh mà thôi. 14 năm sau, kể từ năm 1943, khi trở lại xóm chùa Long Vân, tôi không tìm được nhà trọ năm nào. Nhà tường mọc lên, người cũ đi mất, chết hoặc bị xua đuổi. Năm 1993, xóm chùa, xóm Hàng Sanh đã bị xóa mất. Người cũ mất hết. Chiếc xe bò chỉ còn trong ký ức.

Tình tang ! Lốc cốc ! Tang tình !
Nhạc vang hòa khúc viễn trình đắng cay
(Nhạc xe bò) ".

Bùi Giáng trong quyển "Đi vào cõi thơ" NXB Ca Dao 10/1969 viết : "'Lành mạnh, thanh cao, vị tha và ái quốc', ông Thiếu Sơn nói không sai một tấc một ly nào cả, khi giới thiệu thơ Kiên Giang. Ông Kiên Giang tuyệt nhiên "không cầu kỳ, không giả tạo" mà đạt tới chỗ sâu thẳm nhất trong linh hồn mọi người, một cách thuần nhiên.
….Quê Hương Thơ Ấu của Kiên Giang sẽ nằm trong Nước Việt như Kinh Thư nằm trong nước Tàu. Một Quê Hương bình dị thiết tha và hình như chúng ta đang đánh mất. Chỉ kêu gọi về trong những trận chiêm bao".
Thơ Kiên Giang có nhiều câu phổ biến rộng rãi như :

Ong bầu đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn

Ngày mai đám cưới người ta
Cớ sao sơn nữ Phà Ca lại buồn

Đói lòng ăn nửa trái sim
Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Và trong bài thơ "Tiền và lá" ông đề: "Kính tặng thi sĩ Nguyễn Bính để nhớ ngày tá túc ở xóm biển Kiên Giang", có lúc bị nhầm là thơ Nguyễn Bính. Bài thơ có những câu phảng phất tâm hồn chân quê cảm động :

"Bây giờ những buổi chiều êm
Tôi gom lá đốt, khói lên tận trời
Người mua đã bị mua rồi
Chợ đời họp một mình tôi…vui gì !".

Kiên Giang còn là soạn giả cải lương lừng danh cùng thời Năm Châu, Viễn Châu, Hà Triều Hoa Phượng, Quy Sắc…với nghệ danh Hà Huy Hà (Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới…). Ngoài ra ông là ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo lớn ở Sài Gòn trước 1975 như Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tin Sáng…, tham gia phong trào ký giả ăn mày chống Mỹ - Thiệu ngày 10-10-1974. Chính vở tuồng đầu tay của ông là Người vợ không bao giờ cưới đã tạo bệ phóng cho nghệ sĩ Thanh Nga đoạt giải Thanh Tâm, lên hàng ngôi sao trong giới cải lương. Ông lang thang rày đây mai đó, vẫn với bộ vó giang hồ, vai mang túi xách, đầu đội chiếc nón trắng ngã mầu, cả đời lận đận với nghiệp thơ. Sống cuộc sống vất vả, lúc về hưu lui tới thường xuyên Ban Ái hữu Nghệ sĩ số 133 đường Cô Bắc, mở lớp dạy đờn ca tài tử miễn phí cho học sinh trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, thật đúng là hình ảnh kẻ sĩ hiếm hoi trong thời buổi kinh tế thị trường.
Nhắc đến thơ Kiên Giang nhiều người nhớ ngay đến bài thơ nổi tiếng là Hoa trắng thôi cài trên áo tím. Chị Hà Khánh Phương cho biết chị còn giữ bài thơ nầy in dưới dạng tờ bướm từ lúc 17 tuổi đến nay trên 40 năm.
Nhạc sĩ Huỳnh Anh (con trai danh cầm Sáu Tửng) phổ nhạc, nhiều thế hệ ca sĩ hát bài này như Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Giao Linh, Trường Thanh và Hồ Điệp ngâm nhiều lần trong chương trình tiếng thơ Mây Tần do Kiên Giang phụ trách trên đài phát thanh Sài Gòn. Kiên Giang cho biết : "Đây là tâm tình người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo. Mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần. Năm 1944 tôi ở Cần Thơ học trường tư thục Nam Hưng, dốt toán nhưng giỏi luận chuyên làm bài giùm cho bạn cùng lớp, trong đó có NH. -cô bạn dễ thương thường mặc áo bà ba trắng, quần đen, mang guốc mộc. Có những buổi tan học lẽo đẽo đi theo sau NH. đến tận nhà cô ở xóm nhà thờ. Cách mạng nổ ra, không có tiền đi đò về quê, NH. biết ý gửi cho, rồi đi kháng chiến, gặp người quen trong đội quân nhạc nhắn:" Con Tám NH. vẫn chờ mày ". Năm 1955 tôi ghé ngang Cần Thơ, xin phép má của NH. tâm tình suốt đêm bên ánh đèn dầu Huê kỳ. Sau đó tôi nghe tin NH. lấy chồng có con đầu lòng đặt tên là tên ghép lại của tôi và NH. vì thế chồng cô biết rất ghen tức. Chính vì lý do nầy tôi đổi bốn câu kết bài thơ này, giống như tống tiễn mối tình học trò trinh trắng. Kết trước là : "Xe tang đã khuất nẻo đời/Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu/Từ nay tóc rũ khăn sô/Em cài hoa tím trên mồ người xưa" thành cái kết : "Lạy chúa ! Con là người ngoại đạo/ Nhưng tin có chúa ở trên trời/Trong lòng con, giữa màu hoa trắng/Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi !"….Năm 1999 hãng phim TFS Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có làm phim " Chiếc giỏ đời người " về sự nghiệp hoạt động văn nghệ của tôi, khi trở về Cần Thơ quay lại cảnh trường cũ, mới hay tin là NH. mất năm 1998. Tôi mua bó huệ trắng, ra thăm mộ NH. ở nghĩa trang Cái Su. Đúng là 'Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh/Từng cài trên áo tím ngây thơ/Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng/Anh kết tình tang gởi xuống mồ".
Nguyễn Văn Thức trong tờ bướm "Vài nhận định về thơ và các nhà thơ ở thành phố Hồ Chí Minh" có đoạn nhận xét về Kiên Giang: "Một nhà thơ chỉ còn giao lưu với Câu lạc bộ thơ Quận là chính, Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím nay chỉ còn là kỷ niệm. Đôi khi tôi thấy nhà thơ buồn như sương giá, lạnh quanh đời". Tôi nghĩ một nhà thơ 76 tuổi, dời chỗ ở hơn chục lần, đấu tranh vì độc lập đất nước, làm thơ, soạn tuồng cải lương, viết báo tận tụy cống hiến cho đời, để lại nhiều câu thơ hay là một thành công về văn học, là một tâm gương sáng trong cuộc sống hôm nay. Nhà văn Sơn Nam tinh tế khi viết: "Một cuộc đời lăn lóc, chẳng bao giờ khấm khá, về già làm chuyện ái hữu, tương tế, quả là thành đạt, không xấu hổ với đất nước. Đây là một người bạn cùng xóm, cùng làng, cùng xứ U Minh mà tôi lấy làm tự hào và thật lòng ca ngợi".
Mới đây ngồi uống bia cùng ông ở quán cóc, trong một xóm lao động nghèo gần cầu Nhị Thiên Đường quận 8, ông bảo sắp bán nhà, giọng buồn buồn nặng trĩu tâm tư. Buổi chiều thành phố thường có những cơn mưa dông, gió giật mạnh, lạnh căm căm, thương Kiên Giang một đời tận tụy với thơ, với cuộc sống !
Văn Nghệ Sông Cửu Long

Hai bài Thơ:

Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím.


Đây là một bài thơ rất quen thuộc với người ViệtNam và đã được phổ nhạc, gần đây nhất là bài Chuyện Tình Hoa Trắng do ca sĩ Như Quỳnh trình bày . Gọi là một bài thơ nhưng thật sự có đến hai bài Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím hay đúng hơn, một bài thơ với hai đoạn kết hoàn toàn trái ngược nhau . Cả hai bài đều hiện hữu song song và củng nổi tiếng tuy ít có người để ý đến sự việc bất ngờ này . Ngày nay xem phim trong các dĩa DVD ta thường thấy có thêm phần Alternate Ending, một kết cục khác của phim mà vì lý do nào đó nhà đạo diễn đã phải bỏ đi, không sử dụng khi đưa cuốn phim ra phát hành chánh thức .

Nghi vấn chánh của bài viết là tại sao ông Kiên Giang đã làm như vậy và trên một khía cạnh, đã đi trước các đạo diễn Hollywood bao nhiêu năm trời . Tôi vẫn thắc mắc và gần đây, cùng với một nhóm bạn lập ra chương trình Cây Mùa Xuân đã gặp gở, ủy lạo các nghệ sĩ cổ nhạc nghèo khó . Trong chương trình đó, một người bạn tại Việt Nam trong nho’m đã gặp ông Kiên Giang, tôi nhờ anh hỏi về nghi vấn này và được bác cho biết như sau:

...Hồi đó, có một anh chàng học sinh nọ, tên Trinh, quê ở tận miền Rạch Giá lên học tại Sài Gòn, học cùng lớp với cô nữ sinh tên là Nguyễn Thi. Thúy Nhiều, người ơ? Sóc Trăng . Thuở đó chàng là học sinh khá giỏi về Văn nhưng lại yếu về môn Toán, tình bạn của họ rất là trong sáng, có xen lẩn tình yêu thơ mộng, những khi chàng bí Toán thì hay nhìn sang để “copier” nàng . Lúc là sinh viên chàng là cây bút của một tờ báo, còn nàng, tuy là gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng không thể làm gì thêm . Thế là chàng dùng tiền nhuận bút chia xẽ cho nàng . Tình yêu, tình bạn thơ mộng đó kéo dài suốt quãng đời sinh viên của hai người tại đất Sài Gòn . Hai người còn có lời hứa sống chết có nhau .

Sau khi chia tay tại Sài Gòn, chàng ở lại làm nhà văn , nhà báo, soạn giả . Nàng về quê đi dạy học và chờ đợi ngày xum họp . Thời gian thấm thoát trôi qua, hoàn cảnh đổi thay nên chàng đã thất hứa, đi lấy vợ . Được tin, nàng buồn khổ vô cùng và sau đó, nàng mới chịu lấy chồng . Nghịch cảnh chăng, hay vì nàng quyết định chọn mà chồng của nàng cũng tên Trinh .

Một thời gian sau, anh chàng Trinh thất hứa, nay là trưởng đoàn của một đoàn nghệ thuật lớn, lưu diễn và gặp lại nàng . Chàng có đến thăm cô Thúy Nhiều và đã viết bài Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím thứ nhất để gọi là “tạ lổi” vì đã thất hứa trong tình yêu . Trong bài này người con gái mất đi để lại trong lòng người trai một nỗi buồn khôn nguôi như lòng của anh Trinh sinh viên với mối tình cũ . Ngoài ra chàng còn gởi hai vé hát mời vợ chồng cô Thúy Nhiều đi xem . Tuy nhiên người chồng của cô rất ghen nên hai người đã không đến xem buổi trình diễn của đoàn hát của chàng sinh viên xưa .


Vì hận lòng hay hận đời, Trinh đã sửa lại đoạn kết bài thơ Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím . Lần này Trinh cho chàng trai trong bài thơ bị chết và người con gái suốt đời ôm mối hận tình, khóc người yêu cũ ... để trả thù vụ vợ chồng cô đã từ chối lời mời xem hát của anh .

Đến đây chắc các bạn cũng đã biết anh chàng Trinh sinh viên kia chính là ông Kiên Giang (tên thật là Trương Khương Trinh, bút hiệu khác Hà Huy Hà, sinh ngày 17-2-1929 tại Rạch Giá) . Ông còn sống tại Sài Gòn và bị bệnh bàng quang đã hơn 10 năm . Ông cũng là người mà ban Ái Hữu Nghê. Sĩ phải trợ cấp hằng tháng vì thuộc diện nghệ sĩ khó khăn . Tuy nhiên khi nói đến vấn đề này thì ông bảo là : "Chỉ là tượng trưng thôi cháu, chứ 1 tháng 80 ngàn thì làm gì" .

Còn cô Nguyễn Thị Thúy Nhiều đã mất . Những người con của cô đều rất thành danh trong nghề nghiệp và cuộc sống, có người là giáo sư . Riêng về người chồng của cô Thúy Nhiều, ông này là người rất ghen nhưng lại có vợ lẽ . Ông vẫn còn sống với người vợ sau . Thời gian sau này, lúc cô Thúy Nhiều còn sống, ông chồng vì ân hận mình phụ bạc vợ, đã có đến nhà thờ đi bằng đầu gối để xin lổi vợ mình .

Kiên Giang, 14-1-2005


Sau đây xin đăng lại hai bài Hoa Trắng Thôi Cái Trên Áo Tím:

HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM
(Tâm tình của người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo)

thi sĩ Kiên Giang

HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM

Bến Tre, 14-11-1957

Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy không gian
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương, nóc giáo đường

Mười năm trước, em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh

Trường anh ngó mặt giáo đường
Gác chuông thương nhớ lầu chuông
U buồn thay! chuông nhạc đạo
Rộn rã thay! chuông nhà trường

Lần lữa anh ghiền nghe tiếng chuông
Làm thơ sầu mộng dệt tình thương
Để nghe khe khẻ lời em nguyện
Thơ thẩn chờ em trước thánh đường

Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đô?
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ, em cầu kinh nho nho?
Thẹn thuồng, anh đứng lại không đi


***

Sau mười năm lẻ, anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
Tiễn nàng áo tím bước vu quy

Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm một khối sầu
- Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Thôi còn đâu nữa tuổi băng trinh

Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngăng cách mấy sông
Anh vẫn yêu người em áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng

***

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giử quê hương
Giữ màu áo tím, người yêu cũ
Giữ cả lầu chuông, nóc giáo đường

Mặc dù em chẳng còn xem lễ
Ở giáo đường u tịch chốn xưa
Anh vẫn giữ lầu chuông gác thánh
Nghe chuông truy niệm mối tình thơ

Màu gạch nhà thờ còn đỏ thắm
Như tình nồng thắm thuở ban đầu
Nhưng rồi sau chuyến vu quy ấy
Áo tím nàng thơ đã nhạt màu
**

Ba năm sau chiếc xe hoa cu?
Chở áo tím về trong áo quan
Chuông đạo ngân vang hồi vĩnh biệt
Khi anh ngồi kết vòng hoa tang

Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
Từng cài trên áo tím ngây thơ
Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng
Anh kết tình tang gởi xuống mồ

Lâu quá không về thăm xóm đạo
Không còn đứng nép ở lầu chuông
Nhưng khi chuông đổ anh liên tưởng
Người cũ cầu kinh giữa giáo đường

Lạy Chúa! con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời”
Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi!!”

Bến Tre, 14-11-1957

HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM

Gia Định, 28-05-1958

Lâu quá không về thăm xóm đạo
Từ ngày binh lửa cháy quê hương
Khói bom che lấp chân trời cũ
Che cả người thương, nóc giáo đường

Mười năm trước, em còn đi học
Áo tím điểm tô đời nữ sinh
Hoa trắng cài duyên trên áo tím
Em là cô gái tuổi băng trinh

Quen biết nhau qua tình lối xóm
Cổng trường đối diện ngó
lầu chuông
Mỗi lần chúa nhật em xem lễ
Anh học bài ôn trước cổng trường

Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông

Để nghe khe khẽ lời em nguyện
Thơ thần chờ em trước thánh đường

Mỗi lần tan lễ, chuông ngừng đô?
Hai bóng cùng đi một lối về
E lệ, em cầu kinh nho nho?
Thẹn thuồng, anh đứng lại không đi

***

Sau mười năm lẻ, anh thôi học
Nức nở chuông trường buổi biệt ly
Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo
Tiễn nàng áo tím bước vu quy

Anh nhìn áo cưới mà anh ngỡ
Chiếc áo tang liệm một khối sầu
Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Giữ làm chi kỷ vật ban đầu

Em lên xe cưới về quê chồng
Dù cách đò ngăng cách mấy sông
Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím
Nên tình thơ ủ kín trong lòng

***


Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giử quê hương
Giữ
áo tím màu hoa trắng
Giữ cả
trường xưa nóc giáo đường

Giặc chiếm lầu chuông xây gác súng
Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ
Anh gom gạch đổ xây tường lũy
Chiếm lại lầu chuông giết kẻ thù

Nhưng rồi người bạn cùng trang lứa
Đà chết hiên ngang dưới bóng cờ
Chuông đổ ban chiều, em nức nơ?
Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ

Hoa trắng thôi cài trên áo tím
Mà cài trên nắp cỗ quan tài
Điểm tô công trận bằng hoa trắng
Hoa tuổi học trò mãi thắm tươi


***

Xe tang đã khuất nẻo đời
Chuông nhà thờ khóc… tiễn người ngàn thu
Từ đây, tóc rũ khăn sô
Em cài hoa trắng trên mồ người xưa .

Gia Định, 28-05-1958

(Các đoạn chữ in nghiêng là những đoạn khác nhau giữa hai bài thơ)

Đến Một Lúc

Đến Một Lúc

...

Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.

Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.

Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong một ngôi nhà bản ngã.

Đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.

...


Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.


Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi.

Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại giản đơn.


Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại..

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc...

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình không nên mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển nhưng trong lòng đại dương sâu thẳm vẫn còn đó sự lặng lẽ bình yên.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một quán tính khô khan, máy móc của đời mình.

Hiểu ra rằng bản ngã ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, sự xấu xa của người khác hơn là chính bản thân mình.

Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân mình.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cần thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà đó là yếu tố tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.

...


Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định lượng được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần phải thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì lòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta bến bờ rạng rỡ của ngày mai..





Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Khí Tài UCAV : Thiết bị Bay không người lái

Khí Tài UCAV : Thiết bị Bay

Không Người Lái


(UCAV : Unmanned combat aerial vehicle)

Phần 01

Trong một vài năm trở lại đây, phương tiện bay chiến đấu không người lái ngày càng tham gia nhiều hơn vào các chiến dịch quân sự trên thế giới. Đặc biệt, quân đội Mỹ đã đưa máy bay không người lái có vũ trang vào tiêu diệt quân Taliban tại Iraq và Afghanistan

http://www.richard-seaman.com/Aircraft/AirShows/Nellis2006/Highlights/Predator2006.jpg

MQ-1 Predator

Phương tiện bay chiến đấu không người lái (Unmanned combat aerial vehicle – UCAV) thực chất là một biến thể phát triển từ máy bay trinh sát không người lái. Ngoài khả năng mang được các loại tên lửa và bom, UCAV còn đóng vai trò trinh sát, theo dõi mục tiêu.
Hiện nay, quân đội Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa vào sử dụng rộng rãi UCAV trong vai trò tấn công Taliban ở Iraq, đặc biệt là các khu vực biên giới giữa Afghanistan và Pakistan.
Sau đây là hai UCAV mà quân đội Mỹ khai triển trong các chiến dịch chống Taliban
:

MQ-1 Predator (Dã thú)
MQ–1 Predator (dã thú) là hệ thống máy bay không người lái, thời gian hoạt đông dài, trần bay tầm trung; có nhiệm vụ chính là trinh sát có vũ trang, cảnh báo sớm và xác định các mục tiêu cần tấn công hỗ trợ cho các lực lượng khác.

http://airpower.callihan.cc/blog/image.axd?picture=MQ1predator-pattern.jpg

http://www.militaryaircraft.de/pictures/military/aircraft/MQ-1/MQ-1_2007-11-NELLIS_0681_800.jpg

MQ-1 Predator (dã thú)

MQ–1 “dã thú” là một hệ thống chứ không phải chỉ riêng một loại máy bay; khi hoạt động bao gồm: bốn máy bay không người lái, trung tâm điều khiển mặt đất, hệ thống vệ tinh truyền dẫn dữ liệu và cùng với đội bảo dưỡng được triển khai hoạt động 24/24 giờ.
Kíp điều khiển cơ bản của MQ–1 gồm ba thành viên: phi công điều khiển, sĩ quan phụ trách bộ phận cảm biến điện tử và điều phối viên tin tức tình báo các nhiệm vụ.
Một chiếc MQ – 1 “dã thú” được lắp đặt camera hồng ngoại ở mũi máy bay (thường sử dụng cho phi công điều khiển dưới mặt đất), camera TV độ phân giải cao tự thay đổi ống kính, camera hồng ngoại tự thay đổi ống kính và các bộ phận cảm biến khác tùy từng nhiệm vụ cụ thể. Ngoài ra, MQ–1 còn được trang bị hệ thống ngắm bắn đa quang phổ.

Đặc biệt, khác với các trinh sát cơ không người lái khác, MQ – 1 “dã thú” vũ trang hai tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser AGM – 114 Hellfire (lửa địa ngục). Tên lửa AGM
– 114 có tầm bắn từ 500m – 8.000m.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100219/khcn_ucav.177.jpg
(Click On Image to enlarge It)

UCAV MQ-1 "dã thú" vũ trang hai tên lửa chống tăng
dẫn đường bằng laser AGM - 114 Hellfire (lửa địa ngục)

MQ–1 “dã thú” sử dụng động cơ bốn Cylinder Rotax 914F 115 mã lực, tốc độ hành trình 130 km/h, tầm hoạt động khoảng 730 km, trần bay khoảng 7.600m. Khi cần triển khai ở một nơi nào đó trên thế giới, lúc đó các máy bay MQ – 1 sẽ được tháo dời đưa vào các Container để di chuyển. Trạm điều khiển sẽ được di chuyển trên một chiếc vận tải cơ C – 130 “lực sĩ”.
Hệ thống MQ – 1 Predator được đưa vào hoạt động tháng 3/2005, mỗi một hệ thống MQ – 1 trị giá 20 triệu USD (bao gồm bốn máy bay chiến đấu không người lái, trung tâm điều khiển mặt đất, vệ tinh truyền dẫn dữ liệu).

MQ–9 Reaper (Thần chết)

Thần chết” MQ – 9 (hay còn được biết đến với tên gọi MQ – 1 Predator B) được phát triển từ MQ – 1 “dã thú”, bắt đầu đưa vào sử dụng năm 2007.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100219/khcn_ucav.176.jpg
(Click On Image to enlarge It)

MQ-9 Reaper

MQ–9 có sải cánh dài 20 m, chiều dài thân 10,9 m, trọng lượng rỗng khoảng 2.200kg và trọng lượng cất cánh tối đa chừng 4.700kg; được trang bị radar General Atomics AN/APY – 8 Lynx, AN/APY – 8 là hệ thống radar chỉ báo mục tiêu di chuyển trên mặt đất (Ground moving target indicator – GMTI), ra đa ống kính đồng bộ (synthetic aperture radar – SAR) hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, độ phân giải cao. Nó tạo ra những bức ảnh độ phân giải khoảng 10cm với chế độ đèn chiếu SAR và theo dõi các mục tiêu di chuyển trên mặt đất sử dụng chế độ GMTI.

Hệ thống radar Lynx hoạt động trên dải băng tần Ku, phạm vi hoạt động của Lynx là 87km ở độ phân giải 3m, 54km ở độ phân giải 30cm, khi sử dụng chế độ đèn chiếu thì phạm vi hoạt động 29km ở độ phân giải 10cm. Ngoài ra, MQ – 9 còn được lắp đặt hệ thống ngắm bắn đa quang phổ AN/ADS – 1.

Với biệt danh “thần chết”, MQ–9 được vũ trang một khối lượng vũ khí khổng lồ, chúng có thể mang tới 14 tên lửa chống tăng AGM – 114 Hellfire (lửa địa ngục) hoặc bốn tên lửa AGM – 114 và hai bom dẫn đường bằng laser GBU – 12 (230kg). Ngoài ra, chúng có thể
mang cả tên lửa không đối không AIM – 92.

http://therealrevo.com/blog/wp-content/uploads/2009/01/mq-9-reaper.jpg

"Thần chết" MQ - 9 có thể mang bốn quả tên lửa AGM - 114 Hellfire (lửa địa ngục)
và hai quả bom dẫn đường bằng laser GBU - 12 hoặc mang 14 tên lửa Hellfire


http://www.defencetalk.com/pictures/data/4854/medium/Nellis_07_MQ-9_Reaper_12-A.jpg

GBU-12 Paveway II

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100219/khcn_ucav.178.jpg

Tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser AGM - 114 Hellfire (lửa địa ngục).

MQ – 9 “thần chết” sử dụng một động cơ turbine cánh quạt TP331 – 10 (950 mã lực), cho phép chúng đạt tốc độ trên 300 km/h, trần bay 15.000m (thường hoạt động ở độ cao trên 7.000m), tầm hoạt động khoảng 6.000km. Chúng hoạt động liên tục trong 14 giờ trên không. Với các thiết bị cảm biến mạnh, “thần chết” MQ – 9 tự động tìm, theo dấu và tiêu diệt mục tiêu bằng những loại vũ khí mà chúng mang theo.

Hiện tại, quân đội Mỹ có 28 chiếc MQ – 9 Reaper (thần chết). Mỗi chiếc MQ – 9 trị giá 10,5 triệu USD. Từ lúc đưa vào phục vụ trong không quân Mĩ, MQ – 1 và MQ – 9 tham gia tích cực các hoạt động trong các chiến dịch tiêu diệt các chỉ huy Al – Qaeda ở Iraq, Afghanistan. Trong năm 2010, “thần chết” MQ – 9 và “dã thú” MQ – 1 cũng đã liên tiếp tấn công các mục tiêu trên đất Pakistan

.

http://www.goldstardads.org/images/Grim.jpg

MQ – 9 Reaper

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/7/70/MQ-9_Reaper_Satcom.jpg/618px-MQ-9_Reaper_Satcom.jpg

MQ-9 Reaper Satcom của NASA

Phần 02 :

Bên cạnh việc phát triển đội bay MQ – 1 “dã thú” và MQ – 9 “thần chết”, quân đội Mỹ còn thực hiện dự án đầy tham vọng “hệ thống chiến đấu trên không không người lái kết hợp” (Joint Unmanned combat air system – JUCAS)

Chương trình phát triển hệ thống chiến đấu trên không không người lái kết hợp JUCAS là dự án được quản lý bởi cơ quan nghiên cứu cấp cao thuộc bộ quốc phòng Mỹ (Defences Advanced Research Project Agency – DARPA), với sự phối hợp của không quân và hải quân Mỹ.

Các cơ quan này đang cố gắng chứng minh hiệu quả của dự án JUCAS trong việc kế thừa các nhiệm vụ chiến đấu trong thế kỉ 21: áp chế hỏa lực phòng không đối phương (Suppression Enemy Air Defences – SEAD); tác chiến điện tử (Electronic Attack – EA); tấn công chính xác, theo dõi/ trinh sát.

JUCAS ngày nay là sự nỗ lực mà trước đây được tiến hành theo hai chương trình riêng biệt là: phát triển phương tiện bay chiến đấu không người lái (Unmanned combat air vehicle – UCAV) kết hợp giữa DARPA và không quân Mĩ và chương trình phát triển phương tiện bay chiến đấu không người lái cho hải quân (Unmanned combat air vehicle naval – UCAV-N) kết hợp giữa DARPA và hải quân Mĩ.

Bộ quốc phòng nước này đã chính thức công nhận tiềm năng lớn mà các chương trình dự án này đưa lại. Qua đó, năm 2003 chương trình UCAV và UCAV – N đã được hợp nhất vào một dự án phát triển hệ thống chiến đấu trên không không người lái kết hợp (JUCAS) để đáp ứng yêu cầu cho cả không quân và hải quân Mỹ.

Sau đây là một số mẫu thiết kế tiêu biểu trong chương trình phát triển hệ thống chiến đấu trên không kết hợp:

Dự án thử nghiệm : X – 45A (UCAV)

Năm 1999, Boeing đã trở thành nhà thầu chính trong một hợp đồng với DARPA (cơ quan nghiên cứu cấp cao thuộc bộ quốc phòng) và không lực Mỹ (United States Air Force – USAF) nghiên cứu chế tạo phương tiện bay chiến đấu không người lái.

Dựa trên bản hợp đồng này, Boeing đã thiết kế thành công hai mẫu thử nghiệm đầu tiên mang tên X – 45A. Với mục đích chế tạo UCAV đáp ứng nhiệm vụ áp chế hỏa lực phòng không đối phương (Suppression Enemy Air Defences – SEAD) hay nhiệm vụ tấn công.

Phương tiện bay X – 45A được thiết kế tàng hình với kiểu cánh cụp về phía sau, cấu trúc thân sử dụng các vật liệu tổng hợp, nó không có cánh đuôi. Sải cánh của X – 45A dài 10,31 m và tổng chiều dài toàn thân là 8,03 m.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100224/khcn_ucav.184.jpg

Mẫu thử nghiệm : X - 45A do Boeing chế tạo

Các thiết bị điện tử trang bị cho X – 45A bao gồm: mạng điện tử quét chủ động (Active Electronically Scanned Array – AESA); ra đa ống kính đồng bộ (Synthetic Aperture Radar – SAR) và các hệ thống đối phó trả đũa điện tử khác. Trong đó, ra đa SAR do Raytheon thiết kế có khả năng “tạo ra” những bức ảnh độ phân giải 80 cm ở tầm 80km.

UCAV X – 45A có các giá treo kết hợp có khả năng mang thêm các thùng nhiên liệu phụ tăng tầm hoạt động hoặc thời gian tác chiến hoặc mang vũ khí chiến đấu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ khác nhau. X – 45A mang được các loại bom dẫn đường chính xác cao.


X – 45A trang bị động cơ phản lực cánh quạt đẩy Honeywell F124-GA-100 cho phép đạt tốc độ hành trình Mach 0,75 và trần bay khoảng 10.000 m.

X – 45A khi hoạt động được điều khiển thông qua trung tâm kiểm soát UCAV ở mặt đất (do NASA cung cấp), các tín hiệu được truyền thông qua vệ tinh truyền dẫn dữ liệu. BAE System cũng đang có một hợp đồng với phía Mỹ cung cấp hệ thống kiểm soát phương tiện bay.

Sau khi hoàn tất các qui trình thử nghiệm, đánh giá hoạt động. Cả hai mẫu X – 45A đã được đưa vào trưng bày trong bảo tàng .


Dự án thử nghiệm : X – 47A Pegasus cho Hải Quân

X – 47A là một mẫu thiết kế của tập đoàn Northop Grumman và là bộ phận trong chương trình JUCAS được quản lý bởi DARPA.

Phương tiện bay chiến đấu không người lái dành cho hải quân (UCAV – N) X – 47A được thiết kế với cấu trúc thân đặc biệt sử dụng các vật liệu tổng hợp giúp nó có khả năng tàng hình.

Cũng giống như X – 45 chúng không có đuôi. Sải cánh của X – 47A dài 8,47 m
và chiều dài toàn thân 8,5 m.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100224/khcn_ucav.183.jpg

Mẫu thử nghiệm phương tiện bay chiến đấu không người lái
dành cho hải quân Mỹ (UCAV - N) X - 47A

Pegasus được lắp đặt các trang thiết bị điện tử do BAE System cung cấp.

Các thiết bị điện tử hàng không và hệ thống máy tính kiểm soát quá trình điều khiển bay, quản lý chế độ điều khiển tự động, điều khiển động cơ, điều khiển và chỉ huy các nhiệm vụ và các chức năng khác.

Ngoài ra, hệ thống định vị của máy bay bao gồm: hệ thống định vị toàn cầu sử dụng trên tàu chiến (Shipboard relative global positioning system – SRGPS), hệ thống tự động hạ cánh.

X – 47A sử dụng loại động cơ phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney JT15D – 5C. Lượng nhiên liệu mang theo trung bình 472 kg hoặc tối đa là 717 kg giúp tăng tầm hoạt động. Trần bay của X – 47A khoảng trên 10.000 m, tốc độ cận âm.

X – 47A “ra lò” ngày 30/1/2002 và thực hiện lần cất cánh đầu tiên ngày 23/2/2003. Trong chương trình không bao gồm vũ khí, nhưng chúng có thể mang bom, trong một số hoạt động thử nghiệm Pegasus đã mang loại bom giả 225 kg.

Dự án thử nghiệm : X – 45C

Dựa trên dự án ban đầu của DARPA (cơ quan nghiên cứu cấp cao thuộc bộ quốc phòng) phối hợp với không quân Mỹ. Các nhà nghiên cứu của Boeing tiếp tục phát triển một phiên bản khác của X – 45 là X – 45C.


Cơ bản, biến thể X – 45C phần nào giống với mẫu Boeing X – 46 được thiết kế thử nghiệm cho hải quân Mỹ. X – 45C cũng được thiết kế với hình dáng đặc biệt. Sải cánh dài 15,24 mét và không có đuôi. Tổng trọng lượng rỗng khoảng 36.000 pounds (16 tấn).

http://www.boeing.com/defense-space/military/x-45/images/dvd-782-1.jpg

http://www.flug-revue.rotor.com/frtypen/Fotos/boeingmi/x-45/X-45CAr.JPG

Mãu thử nghiệm phương tiện bay chiến đấu không người lái cho không quân Mỹ X - 45C \

Thiết bị điện tử có thể gồm ra đa ống kính đồng bộ (SAR), hệ thống đối phó trả đũa điện tử. Đặc biệt, UCAV X – 45C được cung cấp khả năng tự động tiếp nhiên liệu trên không. Trần bay của X – 45C khoảng 12000 mét, tốc độ hành trình Mach 0,85. Vũ khí trang bị của X – 45C là hai bom thông minh 905 kg

.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100224/khcn_ucav.186.jpg

X-45C mang được hai quả bom thông minh 905 kg cho nhiệm vụ chiến đấu.

Boeing bắt đầu lắp ráp ba chiếc X – 45C từ tháng 6/2004 và thực hiện lần bay đầu tiên năm 2007.

Dự án thử nghiệm : X – 47B (UCAV)

Northop Grumman và Lockheet Martin cùng hợp tác phát triển UCAV dành cho hải quân.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100224/khcn_ucav.182.jpg

X -47B ( dành cho Hải Quân ) trên boong tàu sân bay.

Thực sự, về hình dáng thiết kế của X – 47B không có gì khác biệt so với X – 47A ngoại trừ biến thế này thêm vào hai cánh nhỏ cải tiến khả năng thao diễn ở tốc độ thấp.

Hệ thống điện tử cũng tương tự như các kiểu trên, chúng cũng gồm: ra đa ống kính đồng bộ (SAR), hệ thống ra đa chỉ báo mục tiêu di chuyển trên mặt đất (Ground move target indicator – GMTI), hệ thống đối phó trả đũa điện tử và các thiết bị chuyên dụng khác.

http://www.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/tuanlinh/20100224/khcn_ucav.187.jpg

UCAV X - 47B hạ cánh trên tàu sân bay

http://img121.imageshack.us/img121/1614/lgmucasondeck.jpg

Cả Bộ trưởng BQP Mỹ Robert Gates và chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân (tổng tham mưu trưởng), đô đốc hải quân Mullen, đều đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng UAV, máy bay không người lái, sẽ là tương lai của không quân Mỹ. Nó đánh dấu một cột mốc rất quan trọng của công nghệ hàng không quân sự Mỹ, xác định ưu tiên chính cho các dự án sau này. Cột mốc tương đương trước đó là việc biến không quân Mỹ thành một lực lượng "toàn tàng hình", với tất cả các thiết kế đều ứng dụng công nghệ giảm diện tích phản xạ radar và coi đó là ưu tiên cao nhất, bao gồm B-2, F-22, F-35.

Trước mắt, thế hệ máy bay ném bom chiến lược mới, NGB, có thể sẽ là UAV. Mullen thậm chí tin tưởng rằng F-35 sẽ là mẫu máy bay chiến đấu có người lái cuối cùng được thiết kế. Việc một đô đốc lại rất nhiệt tình với UAV không có gì lạ vì hải quân Mỹ cho tới nay đặt rất nhiều kỳ vọng vào UAV, vì lực lượng máy bay của họ đặt trên tàu sân bay, nơi mà không gian rất có hạn. UAV nhỏ gọn hơn máy bay có người lái, đồng thời sẽ tiết kiệm được những không gian trước đây dành cho phi công.

http://img163.imageshack.us/img163/7954/x47bcombatdioramalg.jpg

http://img197.imageshack.us/img197/7120/x47bparkinglotlg.jpg

X 47B

Vài năm trước, dự án J-UCAS, máy bay chiến đấu không người lái đa quân chủng, được khởi động với mục tiêu là chế tạo một mẫu UAV chiến đấu chung cho cả hải quân và không quân Mỹ. 2 thiết kế cạnh tranh với nhau là X-45 của Boeing và X-47 của Northrop Grunman, hãng chế tạo B-2. X-47 chiến thắng, tuy vậy dự án J-UCAS sau đó bị hủy bỏ vì 2 quân chủng nhận thấy rằng họ cần những thiết kế riêng phù hợp nhu cầu của mình.

02 Năm trước, hải quân Mỹ chính thức giới thiệu mẫu UAV chiến đấu đầu tiên của mình, X-47B. Đây mới chỉ ở dạng mẫu thử nghiệm, Với sải cánh 20m, nặng 8 tấn, có thể chở theo 2 tấn vũ khí, nó có thể hoạt động liên tục tối đa 12 tiếng đồng hồ. Nó sử dụng bản cải tiến của động cơ phản lực F100, loại dùng trên F-16 và F-15. X-47B hoàn toàn tự động, từ lúc cất cánh tới hạ cánh, bao gồm cả việc tiếp nhiên liệu trên không.

http://img220.imageshack.us/img220/5/x45aoveredwards.jpg

X-45A

Mặc dù thua cuộc trong J-UCAS, Boeing với X-45 vẫn tiếp tục đặt kỳ vọng vào thiết kế của mình, và tự bỏ tiền ra để tiếp tục nghiên cứu. Dự án giờ đây có tên mới là Phantom Ray.

X-45A cũng có thiết kế tàng hình, sải cánh 10m, sức tải 700kg. Hoàn toàn tự động từ lúc cất tới hạ cánh, trần bay 10km, vận tốc hành trình Mach 0.75. Thiết kế X-45A cho phép cánh được tháo rời ra dễ dàng để máy bay có thể được xếp gọn vào trong một container chuyên dụng. Một máy bay vận tải C-17 có thể chở theo 6 container như vậy đến bất cứ đâu trên thế giới.

http://img168.imageshack.us/img168/2927/x45cf18ff15e.jpg

So sánh X-45C với F-18F và F-15E

http://img220.imageshack.us/img220/3459/x45cjdam.jpg

X-45C JDAM

X-45C, phiên bản nâng cao của X-45A, lớn hơn và có thiết kế khác. Nặng 19 tấn, sải cánh 18m. Trần bay 13km, sức tải tối đa là hơn 2 tấn. Tầm hoạt động 2300km với vận tốc hành trình Mach 0.85. Một chiếc X-45C có thể mang theo 8 bom SDB trong khoang chứa kín của mình.

Những UAV chiến đấu như vậy ban đầu sẽ được dùng cho những nhiệm vụ nguy hiểm, đặc biệt là tấn công hệ thống phòng không của đối phương.

Tuy vậy, cho tới nay, người ta vẫn ít khi đề cập đến việc dùng máy bay không người lái trong vai trò không đối không. Vấn đề không chỉ là về mặt kỹ thuật mà còn là việc nó đồng nghĩa với sự "biến mất" của các phi công chiến đấu. Tuy nhiên, trước khi UAV có thể tham gia không chiến, nó cần đạt được 2 yếu tố sau.

Thứ nhất là khả năng nhận thức về tình huống, môi trường bên ngoài.

thứ hai là khả năng xử lý những thông tin đó là tự đưa ra quyết định, hay có thể "suy nghĩ" như một con người.

UAV nếu được dùng trong không chiến sẽ có lợi thế là không bị giới hạn về gia tốc. Cơ thể con người chỉ có thể chịu được 1 mức gia tốc nào đó, trên lý thuyết là 9G, gấp 9 lần gia tốc trọng trường. Nếu gia tốc quá lớn, phi công sẽ dần mất ý thức và có thể tử vong. - Ngoài ra, UAV cũng sẽ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm sinh lý, ngay cả trong tình huống khó khăn, và thời gian hoạt động dài hơn nhiều so với máy bay có người lái.

Việc chuyển từ máy bay có người lái sang UAV cũng sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí khổng lồ dùng cho đào tạo, trả lương cho phi công. Tuy vậy, từ đây cho đến lúc đó vẫn còn một đoạn đường dài. Mặc dù đã quyết định đẩy nhanh việc robot hóa lực lượng chiến đấu cơ của mình sớm 20 năm so với kế hoạch vạch ra trước đây, BQP Mỹ dự tính rằng phải đến 2020 thì chiếc UAV đầu tiên có tính năng tương đương F-35 mới xuất hiện.

http://www.navy.mil/management/photodb/webphoto/web_100215-N-0000X-001.jpg